Nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần nắm rõ nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huy động, biện pháp quản lý, sử dụng thích hợp để đem lại hiệu quả cao. Tuỳ từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn kinh doanh (NVKD) được chia thành các loại khác nhau. Có 3 cách chủ yếu để phân loại nguồn hình thành vốn như sau:
-
Vốn chủ sở hữu (VCSH): là số vốn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối
và định đoạt.
Vốn
chủ sở hữu có thể được hình thành từ:
+ Hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp
bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần hay phát
hành cổ phiếu.
+ Hình thành từ thăng dư vốn đó là sự chênh lệch
giữa giá trị thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát
hành.
+ Hình thành từ thu nhập giữ lại trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì
doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn. Nguồn vốn
tích lũy từ thu nhập giữ lại có thể để tái đầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng
sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp.
- Nợ phải trả (NPT):
Bao gồm vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay.
Vốn chiếm dụng bao gồm:
NPT người cung cấp, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, nợ phải trả công nhân
viên...Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng hợp pháp trong một khoảng
thời gian nhất định mà không bắt buộc phải trả lãi tiền vay.Vì vậy doanh nghiệp
nên chủ động sử dụng nguồn vốn này để phục vụ cho quá trình SXKD của DN, nhưng
đồng thời vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán.
Các khoản nợ vay bao gồm:
Vay vốn từ ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành
trái phiếu... nguồn vốn vay có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn.
Để
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp
phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp hai nguồn
này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của
người quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện
pháp tổ chức quản lí, sử dụng vốn hợp lí. Đồng thời có thể tính toán để tìm ra
kết cấu vốn hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
2. Theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Theo
tiêu thức này, VKD của doanh nghiệp được chia làm hai nguồn: Nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên:
Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định dài hạn, bao gồm: Nguồn VCSH và các khoản
nợ dài hạn. Nguồn vốn này được dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ
thường xuyên cần thiết. Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá
trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Hoặc = Vốn
chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn tạm thời: Là
nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, nợ
ngắn hạn, được dùng để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa
chi phí sử dụng vốn, đồng thời có biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Phân
loại theo cách này giúp doanh nghiệp xem xét, huy động các nguồn vốn phù hợp với
thời gian sử dụng và có cơ sở để lập ra các kế hoạch tài chính. Qua đó vấn đề đặt
ra cho các doanh nghiệp là sẽ huy động bao nhiêu và từ nguồn nào đáp ứng cho
nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn, đồng thời có biện
pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
Theo
phạm vi huy động vốn, NVKD của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn bên trong
và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên trong DN:
Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp, gồm vốn tự bổ sung
từ lợi nhuận sau thuế, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, quỹ khấu haoTSCĐ...Nguồn
vốn bên trong có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vì một
mặt nó phát huy được tính chủ động trong công việc sử dụng vốn, mặt khác làm
gia tăng mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp:
Là nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ bên ngoài, bao gồm: vốn vay của các tổ chức
tín dụng, tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh, liên kết, vốn huy động từ phát
hành trái phiếu, nợ người cung cấp... Huy động vốn từ bên ngoài tạo cho doanh
nghiệp một cơ cấu tài chính linh hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu nếu mức lợi nhuận đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn.
Song, nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn bên ngoài kém hiệu quả thì nợ vay lại
trở thành gánh nặng và nguy cơ rủi ro là rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải
kết hợp hai nguồn này sao cho hợp lý, lựa chọn hình thức huy động phù hợp để
mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Cách
phân loại này cho thấy cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
chủ động tích cực huy động vốn, duy trì nguồn vốn cũ, tìm kiếm thêm những nguồn
vốn mới, có biện pháp hữu hiệu để khai thác được các lợi thế từ bên ngoài và tận
dụng khả năng sẵn có. Đối với những nguồn vốn bên trong, đây là chỉ tiêu thể hiện
sức mạnh tài chính, khả năng tự chủ về tài chính của DN. Doanh nghiệp có toàn
quyền sử dụng và tiết kiệm được chi phí
sử dụng vốn, song chính vì thế mà thường gây ra tâm lý ỷ lại, sử dụng vốn kém
hiệu quả. Do đó đối với nguồn vốn này, doanh nghiệp phải theo dõi sát sao tranh
để gây ra tình trạng thất thoát vốn. Thêm vào đó, sự giới hạn về quy mô nguồn vốn
cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư dài hạn. Vì vậy
doanh nghiệp nên chủ động tìm thêm nguồn tài trợ bên ngoài. Đối với những nguồn
vốn bên ngoài, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ ưu và nhược điểm của từng nguồn
cũng như tình hình của doanh nghiệp mình để lựa chọn hình thức huy động phù hợp.
Trên đây là những chia sẽ của mình đối với Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Các bạn có thể liên hệ mình để nhận chia sẽ tài liệu.
Đăng nhận xét